Bạn phơi mình dưới ánh nắng, hy vọng có một làn da rám vàng, nhưng vào đó bạn đi khỏi ghế tựa phòng khách nhìn như một con tôm hùm đã nằm trong nồi quá lâu.
Mặc dù những cảnh báo sức khỏe về tác hại của mặt trời, nhiều người trong chúng ta vẫn thử thách làn da dưới những tia nắng mặt trời.
Theo CDC, hơn một phần ba người lớn và gần 70% trẻ em thừa nhận rằng họ bị cháy nắng trong năm qua.
Đây là những gì bạn cần biết để giữ làn da của mình an toàn và tìm kiếm giải pháp giảm cháy nắng từ đâu nếu bạn đi dạo quá lâu.
Nguyên nhân gây cháy nắng
Bạn đã hiểu rõ một số thông tin đơn giản xung quanh khái niệm cháy nắng. Khi làn da bạn bị thiêu đốt dưới ánh nắng mặt trời trong một khoảng thời gian, sau cùng nó sẽ bị bỏng rộp, chuyển sang màu đỏ ửng và bị kích thích.
Dưới lớp da, mọi thứ trở nên có một chút phức tạp hơn. Mặt trời tỏa ra 3 loại bước sóng của tia cực tím:
* UVA
*UVB
*UVC
Tia UVC không chạm đến bề mặt Trái đất. Hai loại còn lại không chỉ chiếu đến chỗ để khăn tắm của bạn, mà chúng còn thâm nhập vào da bạn. Cả tia UVA lẫn UVB đều là nguyên nhân phá hủy làn da bạn.
Cháy nắng là dấu hiệu rõ ràng nhất cho thấy bạn đã ngồi ở ngoài trời lâu hơn mức cho phép. Nhưng tổn hại da từ mặt trời không phải lúc nào cũng nhìn thấy được. Sau bề mặt da, tia cực tím có thể thay đổi DNA của bạn, khiến da bạn nhanh chóng bị lão hóa. Qua thời gian, DNA bị phá hủy có thể gây ra ung thư da, bao gồm chứng u sắc tố chết người.
Sự cháy nắng bắt đầu sớm hay muộn phụ thuộc vào:
* Kiểu da của bạn
* Cường độ của mặt trời
* Thời gian bạn tiếp xúc với ánh mặt trời
Một cô nàng tóc vàng mắt xanh tắm nắng ở bờ biển Rio de Janeiro sẽ có làn da đỏ ửng nhanh hơn một cô nàng có nước da oliu thả mình dưới tia nắng ở thành phố New York.
Dấu hiệu của cháy nắng
Khi bạn bị cháy nắng, làn da bạn chuyển sang đỏ ửng và đau rát. Có khi nghiêm trọng hơn, chỗ da sẽ dần sưng tấy và bỏng rộp lên. Bạn thậm chí có thể cảm giác như bị cúm – sốt, ớn lạnh, buồn nôn, đau đầu và yếu ớt.
Một vài ngày sau, làn da bạn bắt đầu bị tróc ra và ngứa do cơ thể bạn cố gắng đào thải những tế bào bị mặt trời phá hủy.
Biện pháp giải quyết sự cháy nắng
Giải pháp điều trị cháy nắng được đưa ra nhằm mục đích tấn công vết bỏng theo hai hướng: giảm bớt vết đỏ ửng, viêm da trong khi giảm đau. Dưới đây là một vài giải pháp:
Những miếng chườm. Áp những miếng chườm lạnh lên da bạn hoặc tắm nước mát để làm dịu vết cháy.
Kem hoặc gel. Để làm cho dịu đi vết cháy nắng, nhẹ nhàng thoa kem hoặc gel có chứa các thành phần như:
*Tinh dầu bạc hà
*Long não
*Lô hội
Dùng kem làm lạnh trước tiên sẽ làm phần da cháy nắng của bạn cảm thấy tốt hơn.
NSAIDs. Thuốc chống viêm không chứa steroid, như ibuprofen hay naproxen, có thể giảm vết cháy nắng và sự đau đớn khắp cơ thể.
Duy trì việc giữ thụ nước. Uống nhiều nước và các dung dịch khác để tránh mất nước.
Tránh ánh nắng mặt trời. Cho đến khi bạn chữa lành vết cháy nắng, tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
Bạn có thể tự điều trị cháy nắng. Nhưng hãy đến gặp bác sĩ nếu bạn để ý thấy bất kì dấu hiệu cháy nắng nghiêm trọng nào trong số những cái dưới đây:
* Sốt cao 38 độ hoặc cao hơn
* Rùng mình ớn lạnh
*Đau nhức nhối
* Những vết phồng rộp cháy nắng chiếm 20% hoặc nhiều hơn trên cơ thể
*Những dấu hiệu của thiếu nước như môi khô khốc, khát nước, giảm tiểu tiện, chóng mặt và mệt mỏi.
Ngăn ngừa cháy nắng
Sau đây là một số giải pháp giúp giữ an toàn cho làn da của bạn khi bạn đi ra ngoài:
Chú ý thời gian. Những tia nắng mặt trời mạnh nhất trong khoảng thời gian từ 10 sáng đến 4 giờ chiều. Nếu bạn không thể ở trong nhà trong suốt khoảng thời gian đó, ít nhất hãy núp mình trong bóng râm.
Mặc những loại đồ phù hợp. Khi bạn phải đi ra ngoài trời, mặc những đồ chống nắng như :
* Một chiếc mũ rộng vành
*Một chiếc quần dài và áo dài tay
*Kính chống tia UV
Sử dụng kem chống nắng. Che chắn bất kì vùng da lộ nào của làn da với ít nhất 28 gram kem chống nắng phổ rộng, tức là kem chống nắng chống lại cả tia UVA lẫn UVB.
Kem chống nắng nên có thành phần chống nắng (SPF) ít nhất là 30. Làm theo những bước dưới đây để bôi kem chống nắng đúng cách:
*Bôi kem chống nắng khoảng 30 phút trước khi bạn đi ra ngoài.
*Sử dụng kem chống nắng kể cả những ngày râm bởi vì tia UV có thể xuyên qua những đám mây.
*Bôi lại kem chống nắng cách 2 tiếng – hoặc thường xuyên hơn nếu bạn ra mồ hôi nhiều hoặc đi bơi.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét