Những nguyên nhân gây đói bụng thường xuyên khiến bạn luôn cảm thấy thèm ăn - Kiến Thức Chia Sẻ






Sẽ rất khó chịu mặc dù bạn đã ăn đủ bữa nhưng lại không ngừng cảm thấy đói bụng. Cảm giác thèm ăn cứ "đeo bám" dai dẳng gây ảnh hưởng đến sinh hoạt cũng như hiệu quả công việc. Có nhiều nhân tố gây ra tình trạng này, chúng có thể là dấu hiệu của những căn bệnh bên trong. Tìm hiểu những nguyên nhân gây đói bụng thường xuyên sẽ giúp bạn vượt qua cơn đói và phát hiện bệnh kịp thời.

Lo âu, phiền muộn

Ăn uống là một cơ chế của cơ thể để đối phó lại với tình trạng phiền muộn và lo âu. Nguyên nhân một phần vì khi stress, cơ thể không có đủ lượng hormone tốt để có thể làm dịu lại tâm trạng và chúng ta có xu hướng thèm ăn những món nhiều tinh bột như mì ống, bánh mì... để tăng mức độ hormone feel-good serotonin. Tuy nhiên, những món đầy đường và dầu mỡ sẽ khiến tình trạng căng thẳng thêm kéo dài. Bạn nên thay thế chúng bằng trái cây, rau quả, salad để vừa làm thoải mái tâm trạng vừa tốt cho sức khỏe nhé.

Bạn luôn cảm thấy đói bụng, rất có thể nguyên nhân là từ những căn bệnh này - Ảnh 1.

Bệnh cường giáp

Nếu bạn luôn đói và ăn nhiều hơn bình thường nhưng cân nặng vẫn giữ nguyên hoặc thậm chí còn sụt cân thì có thể bạn đang mắc bệnh cường giáp. Khi đó, tuyến giáp sản xuất quá nhiều kích thích tố, kích hoạt các quá trình trao đổi chất, đốt cháy năng lượng... lên mức độ cao và làm bạn cảm thấy luôn đói.

Tuyến giáp cũng tham gia vào việc kích thích cơn đói, do đó bạn sẽ có cảm giác thèm ăn nhiều hơn nếu mắc bệnh này. Ngoài hay đói bụng, dấu hiệu đi kèm của bệnh cường giáp này còn là mệt mỏi, ủ rũ, móng tay giòn hoặc rụng tóc...

Béo phì

Ăn quá nhiều có thể dẫn đến tăng cân, nhưng ở chiều ngược lại, bệnh béo phì cũng có thể khiến bạn đói bất cứ lúc nào. Chất béo dư thừa có thể làm cho mức insulin tăng vọt và kích thích sự thèm ăn. Thêm vào đó, các tế bào mỡ làm cho cơ thể bạn ít nhạy cảm hơn với hormon no là leptin, bởi thế dù bạn đã ăn rất nhiều nhưng vẫn chưa cảm thấy no bụng.

Nếu gặp phải tình trạng này, bạn nên chú ý lựa chọn những thực phẩm lành mạnh và hỗ trợ giảm cân như bơ, cá hồi, các loại hạt, ngũ cốc... để vừa lắp đầy cơn đói vừa không ảnh hưởng đến cân nặng. Uống nhiều nước cũng là phương pháp giúp cơ thể cảm thấy no lâu hơn.

Bạn luôn cảm thấy đói bụng, rất có thể nguyên nhân là từ những căn bệnh này - Ảnh 3.

Hạ đường huyết

Đường huyết thấp có thể đến từ nhiều nguyên nhân, một trong số đó là việc bỏ ăn thường xuyên. Bởi thể mà khi mức đường đang có xu hướng hạ xuống thì cơ thể sẽ có cảm giác đói như một tín hiệu cho não "yêu cầu" bạn ăn nhiều thức ăn hơn để có đủ lượng đường trong máu đi vào các tế bào.

Bạn luôn cảm thấy đói bụng, rất có thể nguyên nhân là từ những căn bệnh này - Ảnh 4.

Bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường loại 1 và loại 2 đều gây rối loạn đường trong máu và thường đem đến cảm giác thèm ăn để cân bằng lại lượng đường. Đường huyết thấp gây ra cảm giác đói bụng nhưng khi chỉ số đường tăng cao cũng khiến bạn trở nên "cuồng" ăn hơn. Tuy nhiên, ngay cả khi bạn đang đói thì hãy cố gắng giữ cho lượng đường trong máu ở ổn định bằng cách tránh xa thực phẩm chứa nhiều tinh bột, thực phẩm chế biến hay nhiều đường. Thay vào đó, rau xanh, sữa chua, trái cây và các loại hạt là sự lựa chọn giảm đói và an toàn cho sức khỏe.

Chu kì kinh nguyệt

Những thay đổi về nội tiết trong chu kì kinh nguyệt có thể khiến bạn thèm ngọt và hay đói bụng. Bạn cũng cần nhiều calo hơn để bù đắp lại những thiếu hụt chất dinh dưỡng vào những ngày này. Phụ nữ có xu hướng cảm thấy mệt mỏi và mất nước trong kì "đèn đỏ" do đó bạn hãy bổ sung thêm nước và thực phẩm chứa nhiều sắt như hải sản, thịt đỏ, gan, ngũ cốc... bù lại lượng máu bị mất để cơ thể khỏe mạnh hơn nhé.

Bạn luôn cảm thấy đói bụng, rất có thể nguyên nhân là từ những căn bệnh này - Ảnh 6.

Mất nước

Khi bạn bị mất nước, cơ thể cũng xuất hiện phản ứng làm bạn luôn cảm thấy cần nạp thứ gì đó. Đôi khi hiện tượng này gây ra nhầm lẫn là cơn đói nhưng bạn chỉ cần uống đủ nước thì sẽ nhanh chóng cải thiện được tình trạng. Hãy nên bắt đầu ngày mới bằng một ly nước và bổ sung đủ 2 - 2,5 lít nước mỗi ngày. Tuy nhiên, hãy "kết thân" với nước lọc và tránh xa những thức uống có ga, đồ ngọt vì chúng chỉ làm lượng đường tăng cao và bạn cảm thấy đói nhiều hơn.

Bạn luôn cảm thấy đói bụng, rất có thể nguyên nhân là từ những căn bệnh này - Ảnh 7.

Thiếu ngủ

Nếu không ngủ từ 7 - 8 tiếng mỗi đêm, cơ thể sẽ gặp tình trạng khó điều chỉnh kích thích tố kiểm soát mức độ đói khi tỉnh dậy. Ghrelin - hormone đói, sẽ tăng đột biến khiến bạn thèm ăn ngay mặc dù lượng calo vẫn còn đủ "nuôi" cơ thể. Nhu cầu trao đổi chất cũng tăng cao và điều này là một dạng căng thẳng giấc ngủ thường gặp nhất. Bởi thế hãy luôn ngủ ít nhất 8 tiếng mỗi ngày để hoạt động trao đổi chất trong cơ thể diễn ra đúng quy trình.

Bạn luôn cảm thấy đói bụng, rất có thể nguyên nhân là từ những căn bệnh này - Ảnh 8.

Nguồn: RD




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét