Cuộc đời mỗi người đều có 10% khả năng mắc trầm cảm
Trầm cảm là một chứng rối loạn tâm trạng mà khi mắc phải, người bệnh sẽ rơi vào trạng thái buồn bã, ủ rũ, mất ý chí, mất hứng thú với mọi thứ và tình trạng này diễn ra trong một khoảng thời gian kéo dài.
Trầm cảm có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi trong bất kì một thời điểm nào đó của cuộc đời. Theo Tiến sĩ Sudhir Bhave, Giáo sư và Trưởng phòng khoa tâm thần tại Viện Khoa học Y khoa NKP Salve, cuộc đời mỗi người đều có 10% khả năng mắc bệnh trầm cảm ở một thời điểm nào đó.
Trong khi đó, có rất nhiều người mắc phải trầm cảm mà bản thân họ không hay biết rằng mình đang mắc bệnh, dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng. Chính vì thế, bản thân mỗi người đều cần phải để phòng để tránh mắc phải căn bệnh này.
Những thời điểm rất dễ rơi vào trầm cảm
- Tuổi dậy thì: ở giai đoạn này, tâm sinh lý đang ở giai đoạn phát triển, thay đổi thất thường, nếu không được quan tâm, sẻ chia có thể rơi vào buồn chán, thất vọng...
- Sau khi sinh: các bà bầu sau sinh thường có tâm sinh lý bất ổn, lại gặp phải nhiều thay đổi trong cuộc sống khiến tâm lý dễ hoang mang, chán chường, buồn bã... dẫn tới trầm cảm.
- Giai đoạn tiền mãn kinh: thời kỳ này, phụ nữ hay suy nghĩ, dễ mặc cảm nhiều vấn đề trong cuộc sống, chuyện ngoại hình... nên cũng dễ mắc bệnh về tâm lý hơn.
- Các thời điểm trong cuộc sống gặp phải các cú sốc, những thay đổi bất ngờ, phải chịu nhiều áp lực...: gây tác động nghiêm trọng tới tâm lý.
Cách tự phòng chống trầm cảm
- Không nên làm việc quá sức, thay vào đó cần có thời gian nghỉ ngơi hợp lý, thư giãn để tránh căng thẳng, stress...
- Ngủ đủ giấc, đúng giờ, tránh thức khuya. Việc thiếu ngủ, thức khuya, chất lượng giấc ngủ không đảm bảo cũng làm gia tăng nguy cơ mắc phải căn bệnh trầm cảm.
- Thường xuyên vận động, luyện tập ít nhất 15 phút mỗi ngày. Điều này có tác dụng sản sinh nhiều serotonin và dopamine giúp bạn luôn năng động, tinh thần phấn chấn hơn.
- Nên duy trì ít nhất một sở thích để giúp bản thân yêu đời hơn, cân bằng được cuộc sống.
- Bổ sung các thực phẩm chứa chất béo omega-3 (cá, tôm, cua, quả bơ, đậu nành, quả óc chó...) cũng là cách giúp não khoẻ mạnh, hạn chế ảnh hưởng của bệnh trầm cảm.
- Tăng cường tiếp xúc xã hội, hoà đồng, giao tiếp với mọi người xung quanh. Điều này có tác dụng giảm nồng độ hormone căng thẳng, đồng thời tăng nồng độ oxytocin và serotonin, phòng tránh được nguy cơ mắc trầm cảm.
- Tiếp xúc với ánh sáng, đặc biệt là ánh nắng Mặt trời buổi sáng sớm, tránh ở trong bóng tối liên tục. Đây là cách để tăng nồng độ serotonin trong não, phòng tránh bệnh trầm cảm.
Nguồn: The times of India, telegraph...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét