8 LOẠI VITAMIN NHẤT ĐỊNH CÁC MẸ BẦU PHẢI BỔ SUNG

8 loại Vitamin nhất định các mẹ bầu phải bổ sung


Trong giai đoạn thai kỳ, mẹ bầu cần bổ sung nhiều vitamin hơn so với những người khác. Vậy bạn có biết những loại vitamin thiết yếu nào giúp bé phát triển toàn diện, khỏe mạnh? Và ta sẽ cần nạp chúng từ những nguồn nào?



1. Vitamin A


Vitamin A rất quan trọng giúp thai nhi phát triển thị lực, các tế bào não, hệ miễn dịch và các cơ quan nội tạng… Mẹ bầu thiếu vitamin A lại có nguy cơ sinh non hoặc sinh con thiếu cân. Chưa kể, thiếu vitamin A cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến răng khớp của mẹ.


Các dấu hiệu cho thấy mẹ bầu bị thừa vitamin A là đau đầu, buồn nôn, da bị bong tróc, mắt mờ… Theo khuyến cáo mẹ bầu chỉ nên nạp vitamin A trung bình là 1232.1 iu/ngày (khoảng 370mcg retinol). Tuy nhiên, nếu trong thai kỳ mẹ bầu thừa vitamin A có thể gây sẩy thai, hay gây biến dị ở trẻ như hỏng mắt, khuôn mặt, não, xương sống…


Vitamin A có nhiều trong các loại rau có màu xanh thẫm. Ví dụ như rau ngót, rau muống, dau dền… và trong các loại quả chín có màu vàng và đỏ như đu đủ, xoài, hồng, cà chua, khoai lang… Trong thức ăn từ động vật, vitamin A có nhiều trong gan, chất béo, sữa, lòng đỏ trứng, dầu cá… Vitamin A không bị mất đi trong quá trình đun nấu thức ăn thông thường.



2. Vitamin B1


Vitamin B1 rất cần thiết để chuyển đổi tinh bột thành năng lượng. Chúng đảm nhiệm việc điều tiết lượng cung tinh bột cho bé, tham gia vào quá trình sản xuất hồng cầu, ngoài ra còn hỗ trợ để hệ thần kinh hoạt động bình thường. Vitamin B1 cũng giúp mẹ bầu ăn ngon miệng hơn. Điều này giúp bạn giữ một chế độ ăn uống hợp lí và lành mạnh cho cả bạn và em bé.


Lượng dùng vitamin B1 được khuyến cáo trong khi mang thai là 1,4 mg. Các nguồn thức ăn chứa nhiều vitamin B1 bao gồm: bột yến mạch, mầm lúa mì, đậu khô, đậu Hà Lan, đậu phộng, nho khô, súp lơ, bắp, các loại hạt và hạt hướng dương.



3. Vitamin B2


Vitamin B2 tham gia vào quá trình tạo máu. Thiếu hụt vitamin B2 có thể khiến cho thai nhi bị xương yếu, gây thiếu máu, chức năng tiêu hóa kém, hệ thống miễn dịch bị ức chế đối và còn gây ra hiện tượng chán ăn và lở miệng ở người mẹ.. Tuy nhiên quá liều vitamin B2 thì khiến cho thận dễ tổn thương, nước tiểu thường có màu vàng sậm.


Lượng vitamin B2 được khuyên dùng trong thời gian mang thai là 1,4 mg. Bạn sẽ có thể tìm thấy vitamin B2 trong gan, sữa, sữa chua, phô mai, trứng, thịt gà, nấm, đậu Hà Lan và các loại đậu khác.



4. Vitamin B6


Vitamin B6 giúp cơ thể sử dụng protein để xây dựng các mô tế bào. Đặc biệt khi có rất nhiều mô cần phải hình thành trong quá trình thai nhi dần lớn trong bụng mẹ. Loại vitamin này cũng giúp tạo nên bạch cầu và hồng cầu cho mẹ và bé. Các nghiên cứu đã chứng minh rằng: vitamin B6 có khả năng giúp làm giảm các triệu chứng ốm nghén và giảm rối loạn da gây ra do thay đổi hormone lúc mang thai. Thiếu vitamin B6 có thể gây ra vấn đề về da ở trẻ sơ sinh.


Lượng vitamin B6 khuyên dùng trong khi mang thai là 1,9 mg. Bạn nên ăn các loại thực ăn giàu vitamin B6 sau: chuối, bơ, mầm lúa mì, gạo lứt, cám, đậu nành, bột yến mạch, thịt gà, thịt bò, thịt bê, thịt cừu, khoai tây, cà chua, cải bó xôi và dưa hấu.



5. Vitamin B9 (axit folic)


Vitamin B9 hay còn được biết với cái tên phổ biến hơn là axit folic. Đây là dưỡng chất cực kỳ cần thiết cho sự phát triển của thai nhi. Thiếu hụt dưỡng chất này có thể khiến thai nhi bị khuyết tật nghiêm trọng ống thần kinh. Ngoài ra, nguy cơ sẩy thai và suy dinh dưỡng thai nhi cũng tăng lên khi mẹ bầu thiếu hụt vitamin B9. Đặc biệt trong ba tháng đầu tiên là thời điểm mẹ bầu phải bổ sung đầy đủ nhất.


Hãy đặt mục tiêu tiêu thụ 600 microgram axit folic hàng ngày trước và trong khi mang thai. Nguồn thức ăn chứa axit folic bao gồm bơ, chuối, cam và nước ép bưởi, măng tây, hầu hết các loại trái cây và các loại rau xanh, đậu lăng, đậu đen, đậu, đậu Hà Lan và cải bó xôi. Hầu hết các sản phẩm ngũ cốc đều có khả năng bổ sung axit folic



6. Vitamin C


Tác dụng của vitamin C vô cùng to lớn. Vitamin C là yếu tố thiết yếu để sản xuất collagen. Loại protein này giúp hình thành cấu trúc và tạo nên sự cứng cáp của sụn, cơ, mạch máu và xương của em bé. Collagen cũng tham gia cấu thành da và mắt. Ngoài ra, loại vitamin này cũng có tác dụng chữa lành các mô, các vết thương cũng như hỗ trợ các quá trình trao đổi chất của cơ thể. Thêm vào đó, vitamin C còn giúp cơ thể hấp thu chất sắt và chống nhiễm trùng. Dùng đủ liều vitamin C sẽ giúp bé có được cân nặng sơ sinh khỏe mạnh và giảm nguy cơ vỡ màng ối sớm. Ngược lại, thiếu hụt vitamin C có thể gây ra ung thư máu.


Lượng dùng vitamin C được khuyến cáo khi mang thai là 85 mg. Bên cạnh ăn loại trái cây nổi tiếng chứa nhiều vitamin C như cam. Bạn có thể tìm thấy vitamin C trong các loại trái cây thuộc họ cam quýt, măng tây, bông cải xanh, mầm cải bruxen, bắp cải, súp lơ, cải xoăn, ớt đỏ và ớt xanh, đậu, khoai lang, cà chua, táo, dưa đỏ, việt quất, dưa bở, kiwi, xoài, đu đủ, đào, dâu tây và dưa hấu.



7. Vitamin D


Để hoàn chỉnh bộ xương cho thai nhi và giúp mẹ bầu tránh được chứng loãng xương sau thai kỳ thì vitamin D là cần thiết. Vitamin D giúp cơ thể hấp thu được canxi hiệu quả.


Thiếu hụt vitamin D có thể khiến mẹ bầu mắc các bệnh như tiểu đường, tiền sản giật, nhiễm trùng âm đạo hay sinh non hoặc sẩy thai vì thai nhi phát triển thiếu chất. Mẹ bầu thiếu hụt vitamin D cũng khiến cho bé sau này còi xương, yếu xương, dễ bị các bệnh đường hô hấp và mềm hộp sọ.


Lượng vitamin D được khuyên dùng mỗi ngày là 200-400 đơn vị. Vitamin D có thể được cơ thể tổng hợp thông quan việc phơi nắng sớm. Nhưng mẹ cũng có thể bổ sung chúng thông qua một số thực phẩm như: ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, rau xanh, đậu và đặc biệt là đậu nành, hạnh nhân, cá hồi, bông cải xanh, nước cam, sữa, lòng đỏ trứng gà…



8. Vitamin E


Vitamin E làm giảm tỷ lệ sẩy thai hoặc sinh non. Nó còn là chất chống oxy hóa giúp mẹ bầu tăng cường hệ miễn dịch cũng như giữ gìn vẻ đẹp của làn da.


Lượng dùng vitamin E được khuyến cáo trong thời gian mang thai là 15 mg. Hãy bổ sung vitamin này trong các loại dầu thực vật, khoai lang, bơ, cải bó xôi, măng tây, xoài, mận khô, hạnh nhân, đậu phộng, hạt dẻ và hạt hướng dương.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét