BẦU CÓ NÊN ĂN DỨA KHÔNG - CÂU HỎI MẸ BẦU NÀO CŨNG THẮC MẮC

BẦU CÓ NÊN ĂN DỨA KHÔNG - CÂU HỎI MẸ BẦU NÀO CŨNG THẮC MẮC


Dứa là một loại trái cây nhiệt đới có chứa nhiều chất dinh dưỡng và rất phổ biến ở Việt Nam. Đây cũng là món ăn khoái khẩu của nhiều người. Nhiều mẹ bầu chia sẻ với Kentary rằng trong quá trình mang thai có những lúc thèm dứa ghê gớm mà không dám ăn. Vì có thông tin cho rằng ăn dứa dễ gây sảy thai, không tốt cho mẹ bầu. Nhưng liệu điều này có chính xác? Bầu có nên ăn dứa không??? Câu trả lời sẽ có ngay bên dưới nhé.


Ăn dứa gây sảy thai, đúng hay không?


Khi các mẹ mang thai, chắc chắn sẽ nghe được nhiều lời khuyên từ các bà, các mẹ, họ hàng hay thậm chí cả người lạ. Sẽ có người nói rằng bạn hoàn toàn không được ăn dứa trong suốt thai kỳ. Điều này là do trong dứa có chứa chất Bromelain. Một loại chất được khuyến cáo không được sử dụng trong thai kì. Vì chúng có thể phá vỡ cấu trúc protein, gây ra hiện tượng chảy máu bất thường. Bên cạnh đó, đây cũng được cho là nguyên nhân gây ra các cơn co thắt tử cung. Dẫn đến nguy cơ xảy thai ở 3 tháng đầu thai kỳ.


Tuy nhiên nói ăn dứa gây ra hậu quả như vậy là không đúng. Chưa có một nghiên cứu nào chỉ ra rằng ăn dứa sẽ gây ra những hậu quả trên. Lượng chất Bromelain có trong dứa không đủ lớn để có thể gây hại đối với các mẹ bầu. Điều tương tự chỉ xảy ra khi bạn ăn từ 7 - 10 trái dứa một ngày. Mà số lượng này rõ ràng là quá nhiều. Chẳng có mẹ nào sẽ ăn như vậy đúng không?


Và cũng phải nhấn mạnh rằng, chính enzyme bromelain này lại có tác dụng làm mềm khung xương chậu. Giúp cho quá trình chuyển dạ dễ dàng hơn và giảm hiện tượng sưng phù trong thời gian mang thai ở cuối thai kì. Chính vì vậy các mẹ hãy quan tâm đến các lợi ích từ dứa đem lại nhé.


Trong dứa có gì?


Trong dứa có chứa dồi dào các chất Vitamin, khoáng chất cũng như dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Cụ thể, Dứa là một nguồn cung cấp vitamin C, mangan, và cũng chứa một lượng đồng và folate (Vitamin B9). Nếu như Vitamin C giúp cho làn da khỏe mạnh và tăng cường chức năng miễn dịch thì Vitamin B9 đặc biệt quan trọng cho sự tăng trưởng mô và chức năng tế bào bình thường ở thai nhi.


Một miếng dứa còn chứa đến 2 gam chất xơ.  Và có đến 99% chúng không hòa tan, chủ yếu ở dạng Cellulose, hemicellulose và pectin. Đây là các chất có liên quan đến giảm nguy cơ bệnh tiểu đường loại 2 và giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh.


Đặc biệt, chính chất bromelain từ dứa đã được chứng minh có thể giảm viêm và kích thích phản ứng miễn dịch. Vậy nên nếu mẹ bầu nào bị ho, đau họng thì có thể ăn một miếng dứa để khỏe hơn nhé.


Vậy nên nếu chỉ vì những tin đồn vô căn cứ mà bỏ qua lợi ích tuyệt vời của dứa thì thật là phí phạm đúng không nào.


Ăn dứa sao cho đúng?


Không chỉ đối với dứa mà còn đối với tất cả loại trái cây khác, tác dụng chỉ thật sự phát huy khi bạn ăn một lượng vừa phải. Một hai lát dứa khi bị đau họng, cảm cúm hay thậm chí ốm nghén vẫn được khuyến khích.


Một điều lưu ý nữa là các mẹ nên chỉ nên ăn dứa chín, không ăn trái xanh. Khi ăn thì gọt vỏ sâu, loại bỏ hết mắt và lõi để tránh hình thành búi xơ trong ruột. Đặc biệt là không ăn những quả dứa đã bị dập nát. Vì vỏ dứa khá sần sùi, là chỗ cư trú của nhiều loại vi khuẩn. Đồng thời, các mẹ cũng không nên ăn khi đang đói. Thời điểm tốt nhất là sau bữa ăn.


Một số người khi ăn dứa có thể xuất hiện hiện tượng dị ứng như tê lưỡi, khó thở,... Đây là phản ứng tự nhiên của cơ thể đối với protein trong dứa. Một mẹo nhỏ cho các mẹ là ngâm dứa vào nước muối 30 phút sau khi gọt vỏ. Hoặc cũng có thể chế biến chúng thành các món xào, nấu, kho,... Lúc này, bạn sẽ tránh được hiện tượng rát lưỡi cũng như khả năng dị ứng sẽ không còn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét