Nhiều mẹ bầu đều cho rằng ăn mít rất nóng, ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi. Tuy nhiên, qua bài viết bà bầu nên ăn mít vừa bổ dưỡng cho sức khỏe vừa tốt cho thai nhi thì các mẹ biết có nên hay không nên ăn mít khi mang thai.
Giới thiệu về mít
- Mít là loài cây thuộc họ dâu tằm có nguồn gốc từ các nước như Ấn Độ, Bangladessh…, vốn là loại trái cây quen thuộc với mọi người, quả mít là một đặc sản luôn được ưa chuộng. Mít ra trái vào giữa mùa xuân và chín vào cuối tháng hè (tháng 7 -8).
- Có 2 loại chính: mít ướt và mít ráo. Ngoại trừ lớp vỏ gai, những phần còn lại của quả mít đều ăn được. Múi mít chín thường được ăn tươi, xơ mít có thể dùng muối chua như muối dưa, hạt mít luộc chín để ăn. Quả mít non còn được dùng như một loại rau củ để nấu canh, kho cá, trộn gỏi.
Bà bầu có nên ăn mít vừa bổ dưỡng cho sức khỏe vừa tốt cho thai nhi
Củng cố hệ miễn dịch
Chứa hàm lượng vitamin C dồi dào, ăn mít sẽ góp phần tăng cường “bức tường” miễn dịch, giúp cơ thể ngăn ngừa sự tấn công của các loại vi-rút, vi khuẩn gây bệnh. Đồng thời, đây cũng là một biện pháp “ngọt ngào” giúp bảo vệ mẹ bầu khỏi những căn bệnh thông thường.
Ngăn ngừa nguy cơ thiếu máu
Theo khuyến cáo của các chuyên gia, thường xuyên ăn mít có thể giúp mẹ bầu ngăn ngừa bệnh thiếu máu do thiếu sắt, bởi mít cũng là một trong những nguồn cung cấp sắt dồi dào. Tuy nhiên, so với lượng sắt từ động vật, sắt từ thực vật ít và khó hấp thu hơn hẳn.
Có công dụng trị cao huyết áp cho các mẹ bầu
Kali chứa trong mít được chứng minh là có tác dụng hạ huyết áp.Trung bình cứ 100g mít sẽ cung cấp khoảng 303 milligram kali, có tác dụng làm giảm mức huyết áp của cơ thể. Do đó, các mẹ bầu nên ăn mít để góp phần duy trì mức huyết áp trong tầm kiểm soát, nhất là những mẹ có tiền sử cao huyết áp. Ngoài ra, bà bầu ăn mít cũng giúp ngăn ngừa bệnh tim và hạn chế nguy cơ bị đột quỵ.
Giảm nguy cơ rối loạn tuyến giáp
Sự gia tăng của hoóc-môn hCG trong thời gian mang thai sẽ làm ảnh hưởng đến lượng hormone tuyến giáp trong máu, làm tăng nguy cơ rối loạn tuyến giáp. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, rối loạn tuyến giáp có thể gây nguy hiểm cho cả bạn và bé. Theo nghiên cứu của các chuyên gia, thường xuyên ăn mít sẽ giúp duy trì những chức năng bình thường của tuyến giáp, giúp ngăn ngừa các vấn đề về tuyến giáp ở phụ nữ.
Tăng cường hoạt động tiêu hóa
Hàm lượng chất xơ trong mít có thể đáp ứng được 11% nhu cầu chất xơ hàng ngày của cơ thể, giúp ngăn ngừa táo bón và hỗ trợ cho quá trình tiêu hóa bình thường của cơ thể. Ngoài ra, loại chất xơ này cũng có tác dụng loại bỏ màng nhầy bám ở ruột, ngăn ngừa viêm loét dạ dày và nguy cơ ung thư đại tràng.
Mít sấy lạnh Kentary
- Với mít tươi bạn chỉ để được vài ngày thì sẽ mất đi vị tươi và ngon nếu như không mau chóng được bảo quản sẽ không thể sử dụng được nữa.
- Mít sấy lạnh y Kentay sự lựa chon tốt nhất trong các món ăn vặt hàng ngày của bạn.
- Trái cây sấy lạnh là trái cây sấy theo công nghệ thấp giữ lại nhiều dinh dưỡng và màu sắc nguyên thủy của các loại trái cây so với các công nghệ sấy thông thường, màu sắc của loại trái cây sấy lạnh được giữ lâu hơn trái cây sấy thường rất nhiều lần, rất thích hợp để làm bánh, làm quà tặng thay cho những loại trái cây dùng phẩm màu hóa học độc hại khác.
Một số lưu ý khi bà bầu ăn mít
- Các mẹ nên ăn khoảng từ 60-80g một ngày là vừa đủ để tận dụng những lợi ích trái cây mang lại nhưng không gây hại cho cơ thể.
- Những mẹ bầu bị dị ứng với mít hoặc có bị rối loạn đông máu không nên ăn mít vì có thể khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét