NGỪA UNG THƯ VỚI TRÁI HỒNG

Ngừa ung thư là một trong những tác dụng của trái hồng, chúng ta hãy cùng tìm hiểu ngừa ung thư với trái hồng và một số loại trái cây màu cam, các loại trái cây màu cam đều giàu chất oxy hóa và có tác dụng phòng trừ căn bệnh ung thư.


Chúng ta hãy tìm hiểu về căn bệnh ung thư để biết rõ hơn về căn bệnh này trước khi sử dụng các thực phẩm tốt nhé!





  1. Ung thư được hình thành như thế nào?



    • Ung thư (cancer) là tên dùng chung để mô tả một nhóm các bệnh phản ánh sự đột biến của tế bào. Thông thường, các tế bào sẽ tuân theo một quy trình: phát triển, phân chia thành tế bào mới rồi chết đi.

    • Nhưng tế bào ung thư thì khác - chúng là những tế bào… bất tử. Thay vì chết đi, tế bào ung thư sẽ tiếp tục sinh sôi nảy nở, xâm lấn các mô ở gần (xâm lấn cục bộ) hay ở xa (di căn) qua hệ thống bạch huyết hay mạch máu. 




  2. Tại sao ung thư lại gây chết người?



    • Đó là vì tế bào ung thư khi di căn tạo thành các khối u mới, xâm lấn các tế bào bình thường. Điều này đã làm tê liệt và ngăn cản các cơ quan trong cơ thể vận hành, dẫn đến việc cơ thể suy kiệt, đau đớn và bất lực trước các bệnh tật khác, cuối cùng dẫn đến hệ quả tất yếu là tử vong.




  3. Vì sao chúng ta lại bị ung thư?


     

    • Với sự phát triển của y học ngày nay, chúng ta đã xác định được khá nhiều nguyên nhân có thể gây ra ung thư, được chia thành tác nhân bên trong và bên ngoài.


      • Yếu tố bên trong khi mắc bệnh ung thư:



        • Chính là yếu tố di truyền. Một số loại ung thư như ung thư đại trực tràng, ung thư nguyên bào võng mạc mắt… hình thành từ các gene bị lỗi và các gene này sẽ được di truyền qua từng thế hệ.

        • Ngoài ra, nội tiết tố quá dồi dào đôi khi cũng kích hoạt các loại ung thư, đặc biệt là ở nữ giới như ung thư vú, ung thư cổ tử cung…

        • Tuy nhiên, chỉ có khoảng 5 - 10% ung thư là do các nguyên nhân này.




      • Yếu tố bên ngoài làm chúng ta bị bệnh ung thư:


         

        • 90% các trường hợp ung thư ngày nay đều do tác động từ yếu tố bên ngoài.

        • Đầu tiên phải kể đến thuốc lá - nguyên nhân chủ yếu gây ung thư phổi, với tỉ lệ lên tới 90%. Hút thuốc cũng là thủ phạm cho khoảng 30% tổng số các trường hợp ung thư, như thanh quản, cổ, dạ dày, thận, bàng quang, tụy…

        • Chế độ ăn uống không hợp lý cũng có thể gây ung thư. Theo tổ chức y tế thế giới WHO, việc tiêu thụ quá nhiều thịt đỏ và thịt hun khói sẽ làm tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng, ruột và dạ dày.

        • Tiếp xúc trực tiếp với các loại bức xạ như UV (có trong ánh sáng Mặt trời), tia X, tia gamma… sẽ tăng nguy cơ gây ung thư da, tuyến giáp và tủy xương 

        • Cuối cùng là các tác nhân đến từ virus và vi khuẩn. Ví dụ như virus HPV có thể gây ung thư cổ tử cung, Virus viêm gan B gây ung thư gan, hay Epstein-Barr, virus gây bệnh bạch cầu ở người.

        • Bên cạnh đó cũng phải nhắc đến lối sống không lành mạnh. Sử dụng nhiều rượu bia hay đồ uống có cồn có thể gây ung thư gan và đường tiêu hóa. Nếu Bạn bắt buộc phải uống bia rượu hãy tìm hiểu cách giải độc bia rượu qua bài viết sau:

          BÍ QUYẾT GIẢI ĐỘC RƯỢU CHO DÂN NHẬU










  4. Tìm hiểu về thành phần dinh dưỡng và tác dụng của trái hồng trong Đông y



    • Hồng ngọt chín ngay trên cây và tự nhiên hết vị chát, có thể ăn ngay, còn hồng chát phải khử vị chát mới ăn được.

    • Trái hồng là thứ trái cây giàu chất dinh dưỡng và hoạt chất sinh học: Trong100g thịt quả có: 0,7g protein, 0,1g lipit, 11g các chất carbonhydrat, 3,1g chất xơ, 10mg canxi, 19,1mg phốtpho, 0,2mg sắt, 49,7mg iôt, 0,16mg caroten, 0,01mg vitamin B1, 0,02mg vitamin B2, 0,2mg vitamin PP, 16mg vitamin C. Các chất carbonhydrate trong quả hồng chủ yếu là đường saccharoza, glucoza và fructoza, ngoài ra còn có pectin, tanin và một lượng nhỏ các hoạt chất khác.

    • Quả hồng và các bộ phận của cây hồng đều là những vị thuốc đã được dùng từ lâu đời trong Đông y. Hồng được chế biến theo nhiều cách khác nhau, tuỳ thuộc vào mục đích dùng làm thực phẩm hoặc làm thuốc: 

    • Quả hồng chín đem bóc vỏ, moi bỏ hạt, ép bẹp, phơi hoặc sấy nhẹ cho se lại, cho vào hộp đến khi vỏ ngoài có mốc trắng thì lấy ra sấy ở nhiệt độ 50-60oC cho đến khi khô hẳn sẽ được “hồng khô” hay còn gọi là “mứt hồng”.

    • Khi chế biến hồng khô, bên ngoài quả hồng sẽ xuất hiện một lớp phấn, trắng như sương gọi là “thị sương”- vừa là thức ăn vừa là vị thuốc.

    • Trong chữ Hán, quả hồng được gọi là “thị tử (quả Thị của ta gọi là “Hoàng thị” hoặc “Xú thị”), cho nên các vị thuốc từ cây hồng đều mang chữ “thị”: “Thị đế” là tai quả hồng, “Thị tất” là nước ép từ quả hồng chưa chín, đem phơi hay sấy khô. 




  5. Tại sao có thể ngừa ung thư từ trái hồng?



    • Vì trái hồng có hàm lượng beta caroten cao, các hợp chất như sibutol và axit betulinic được nghiên cứu có tác dụng kháng ung thư.

    • Trái hồng có chứa rất nhiều vitamin C, một chất chống oxy hóa mạnh nếu được hấp thu vào cơ thể thường xuyên sẽ có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch.

    • Bạn có thể ăn hồng thường xuyên để phòng ngừa và điều trị một số bệnh thông thường như cảm lạnh, cảm cúm, nhiễm trùng phổi, hen suyễn..

    • Beta caroten (tiền vitamin A 1.40mg/100g trái hồng, và tác dụng của chất kháng oxy hóa này còn được hỗ trợ bởi các sắc tố khác như lycopen, có khả năng bảo vệ khỏi các bệnh tim mạch và ngăn ngừa sự phát triển của nhiều bệnh ung thư.

    • Ngoài ra Bạn hãy chú ý đến tính kiềm và acid trong thức ăn vì môi trường acid là môi trường giúp tế bào ung thư phát triển, hãy đọc kỹ thêm ở đây:

      CÁCH DÙNG THỰC PHẨM CÓ TÍNH KIỀM VÀ ACID


       




Để phòng ngừa ung thư Bạn hãy sử dụng trái hồng và các thực phẩm có màu cam nhé!
Tuy có nhiều công năng vậy, nhưng người tỳ vị hư hàn, có đàm thấp bên trong, tiêu chảy, đang bị cảm lạnh không được ăn hồng. Sau bữa ăn có món tôm và cua không nên ăn hồng.


Khi đói bụng không nên ăn nhiều trái hồng, nhất là ăn cả vỏ hoặc hồng chưa thật chín sẽ gây cồn ruột, lâu dần đau dạ dày.


Trước khi ăn hồng nên gọt vỏ, rửa nhiều lần với nước sạch thật kỹ, sau đó ngâm với nước muối để loại bớt chất độc hại (chất bảo quản) nếu đã ngấm vào thịt.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét