CÁCH DÙNG THỰC PHẨM CÓ TÍNH KIỀM VÀ ACID

Chúng ta sử dụng thực phẩm hàng ngày và hầu như không để ý tới đặc tính kiềm và acid trong cơ thể. Bài viết này Kentary sẽ chỉ cho Bạn cách dùng thực phẩm có tính kiềm và acid.



CÁCH DÙNG THỰC PHẨM CÓ TÍNH KIỀM VÀ ACID


Cơ thể khỏe mạnh khi hai yếu tố này (độ PH) cân bằng nhưng hiện nay thực phẩm có tính acid thường có vị ngon hơn nên nhiều người vô tình sử dụng nhiều thực phẩm acid làm cơ thể mất cân bằng, đây là con đường dẫn đến rất nhiều bệnh tật nguy hiểm như: trĩ, ung thư, phong, bại liệt, sỏi thận, bàng quang, túi mật, lao, mất khả năng tình dục, áp huyết cao, tim, đột qụy, hen suyễn cùng các dị ứng khác...


Chúng ta khỏe mạnh khi cơ thể có tính kiềm nhẹ với độ PH khoảng 7 - 7,5 vì thế chúng ta cũng cần dùng thực phẩm có tính kiềm nhiều hơn thực phẩm có tình acid.


Ngoài ra môi trường acid là môi trường rất thuận lợi để các tế bào ung thư phát triển do đó các bạn cần lưu ý nhé!


Dưới đây là danh sách các thực phẩm có tính kiềm và acid mà Kentary đã tìm hiểu và tổng hợp:



A. Các thực phẩm có tính kiềm:


Thực phẩm chứa hàm lượng các nguyên tố mang tính kiềm cao như canxi, kali, magie, natri,liti, sắt, nhôm hoặc sau khi biến đổi chất trong cơ thể tạo thành sản phẩm có tính kiềm cao là những chất có khả năng khử các chất có tính acid khác.



I. Thực phẩm có tính kiềm phổ biến:



  1. Các loại rau, đặc biệt là rau có lá xanh và canh nấu từ các thứ rau này.

  2. Bột sắn dây là thực phẩm có tính kiềm rất cao, nó còn thuộc nhóm kiềm Dương, đây cũng là thực phẩm mang tính dương cao nhất trong nhóm các nhóm thực phẩm ở trong thế giới thực dưỡng giúp cơ thể đào thải chất độc có nguồn gốc từ động vật.

  3. Sữa, bơ, mật ong, mật mía.

  4. Các loạt hạt như hạnh nhân, hạt dẻ.

  5. Đậu nành là nguồn dinh dưỡng có tính kiềm cao.

  6. Giá, hành, tỏi, nấm


II. Các loại trái cây có tính kiềm phổ biến:



  1. Các loại trái cây và nước ép trái cây, đặc biệt là loại trái cây chứa nhiều nước. Các chuyên gia dinh dưỡng coi trái cây là loại thức ăn mang tính kiềm tốt nhất, đồng thời là “thuốc” trị bệnh tự nhiên nhất.

  2. Đu đủ giúp tiêu hoá tốt, có tác dụng trong việc chữa dạ dày. Táo, chuối có nhiều kali. Dứa có chất Bromelin làm sạch tụy, tạng.

  3. Quả sung có chứa loại men đặc biệt là fixin, làm trung hoà các độc tố trong máu. Ngoài ra còn có chất Seratonin là một chất được coi là có khả năng củng cố, hoàn hảo trí óc.

  4. Cà chua, dừa, chanh và các loại trái cây có múi như: cam, quýt... có tính kiềm cao, là chất trung hoà axit rất tốt.


B. Các thực phẩm có tính acid:


Là thực phẩm có nhiều nguyên tố có tính axit như Clo, photpho, lưu huỳnh trong thành phần cấu tạo, hoặc có chứa nhiều axit hữu cơ khó biến đổi.



I. Các thực phẩm có tính acid từ động vật mà chúng ta thường dùng hàng ngày:



  1. Thịt đỏ, thịt trắng...

  2. Các loại cá.

  3. Trứng.


II. Các thực phẩm có tính acid từ thực vật mà chúng ta thường dùng hàng ngày.



  1. Các loại tinh bột và hạt, đặc biệt là các loại tinh bột đã qua chế biến  như: cơm, bánh mỳ, bánh quy…

  2. Trà, cafe.

  3. Đường, các loại thức ăn có đường.

  4. Các loại gia vị làm thức ăn, dấm, sốt.

  5. Các loại dầu ăn, thức ăn chứa chất béo cao, đồ chiên rán...

  6. Một số loại đậu đỗ.


Chúng ta có thể làm giảm bớt tính acid ở ngũ cốc bằng cách chế biến thực phẩm khác đi.


Ví dụ: cơm có thể nấu thành cháo có tính acid thấp hơn. Bánh mì nướng kỹ có tính acid thấp hơn bánh mì thường. Các loại ngũ cốc còn nguyên cám (gạo lức, bánh mì đen, mầm lúa mì…) có tính acid thấp hơn so với ngũ cốc đã tinh chế.


Cuối cùng, lời khuyên tốt nhất dành cho Bạn là: “Đừng bao giờ để lượng thực phẩm có tính kiềm mà bạn đã ăn vào như trái cây, canh rau… ít hơn lượng các thực phẩm có tính acid và tinh bột”.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét