Là người Việt Nam, làm việc tại Việt Nam - ngoài những “hành trang” về pháp lý, kiến trúc, kỹ năng giao tiếp,... thì hiểu biết về phong thủy là ưu thế của dân tư vấn/môi giới BDS.
Dưới đây sẽ là 101 Kiến Thức Về Phong Thủy BDS Dành Cho Dân Tư Vấn/Môi Giới. Hãy theo dõi để có thêm “cẩm nang” tư vấn cho khách hàng cũng như nâng tầm uy tín nghề nghiệp.
Tổng Hợp 101 Kiến Thức Về Phong Thủy BDS Dành Cho Dân Tư Vấn/Môi Giới
1. Tâm Nhà
Tâm nhà là một điểm trong ngôi nhà, tại đó các lực cân bằng với nhau. Trong phong thủy BDS, tâm nhà là yếu tố để “phân cung điểm hướng” cho ngôi nhà. Qua tâm nhà, các khu chức năng và phương vị của nhà được định ra và bố trí hợp lý.
Tâm nhà được xác định dựa trên phần diện tích nhà có mái che, không kể ban công, sân vườn hay sân thượng không có mái.
2. Hướng Nhà
Hướng nhà được xác định là hướng vuông góc với mặt tiền của nhà (tính từ trong nhà nhìn ra). Hướng cửa ra vào thường trùng hướng nhà để ngôi nhà có được năng lượng tốt. Để biết được hướng nhà, hãy dùng la bàn chuyên dụng và đo ở nhiều vị trí khác nhau để cho kết quả chính xác nhất.
3. Chọn Hướng Nhà Theo Bát Cung
Bát Cung nghĩa là 8 cung gồm Càn, Khảm, Cấn, Chấn, Tốn, Ly, Khôn, Đoài.
“Khí” cũng là thuật ngữ phong thủy BĐS mà dân tư vấn/môi giới rất hay gặp. Khí trong phong thủy được hiểu là năng lượng nguyên sinh ở dạng tiềm ẩn, có ảnh hưởng đến vận mệnh của con người.
- Sinh khí: là hỉ khí, dương khí giúp con người phấn chấn, vui vẻ, cây cối xanh tươi,...
- Tử khí: âm khí, ác khí,... làm con người cảm thấy nặng nề, trì trệ, không gian hắc ám,...
5. Vị Trí Nhà/Đất Đáp Ứng Nguyên Tắc Tứ Linh
Tứ tượng gồm Thanh Long, Bạch Hổ, Chu Tước, Huyền Vũ được sử dụng để xác định vị trí/hướng nhà, đất.
Vị trí nhà/đất đáp ứng tứ tượng trong phong thủy BDS:
– Chu Tước: hướng Nam (trước nhà) rộng và bằng phẳng.
– Thanh Long: hướng Đông (bên trái nhà) ưu tiên có nước chảy - đất thấp.
– Bạch Hổ: phía Tây (bên phải nhà) ưu tiên có đất hoặc vật cao hơn nhà.
– Huyền Vũ: phía Bắc (sau nhà) có núi cao.
6. Mạch Nhà
Mạch nhà trong phong thủy BĐS được chia làm 6 loại:
- Mạch âm: không gian bên trong nhà tối, ban ngày vẫn cần mở đèn để nhìn được đồ vật trong nhà.
- Mạch dương: nhà sáng sủa.
- Mạch nhược: nhà không có cửa hậu, nhà quá dài nhưng hẹp; nhà rộng nhưng cửa nhà hẹp,...
- Mạch cường: nhà quá rộng nhưng ngắn về chiều dài, nhiều cửa sổ to rộng, mở cửa hết mặt tiền.
- Mạch tử: mạch thẳng.
- Mạch sinh: mạch quanh co, uốn lượn.
7. Tuổi Làm Nhà
Khi tuổi âm lịch của gia chủ không phạm các hạn Tam Tai, Kim Lâu, Hoang Ốc thì sẽ phù hợp động thổ làm nhà. Dưới đây là cách xác định các hạn trên.
+ Kim Lâu: chia tuổi âm lịch cho 9, nếu số dư là 1, 3, 6, 8 thì sẽ phạm.
+ Hoang Ốc có 6 cung: Cát, Nghi, Địa Sát, Tấn Tài, Thọ Tử, Hoang Ốc. Nếu thuộc cung Thọ Tử, Hoang Ốc thì sẽ phạm.
[caption id="attachment_20" align="aligncenter" width="512"] [/caption]+ Tam Tai:
- Tuổi Thân, Tý, Thìn: tam tai năm Dần, Mão, Thìn.
- Tuổi Tỵ, Dậu, Sửu: tam tai năm Hợi, Tý, Sửu.
- Tuổi Hợi, Mão, Mùi: tam tai năm Tỵ, Ngọ, Mùi.
- Tuổi Dần, Ngọ, Tuất: tam tai năm Thân, Dậu, Tuất.
8. Thế Sát
Theo phong thủy BĐS, nhà khuyết góc sẽ tạo ra góc cạnh gây sát khí không tốt. Dưới đây là một số thế sát thường gặp và cách hóa giải mà dân BĐS cần nắm để tư vấn cho khách:
- Thương sát: nhà bị đường đâm thẳng vào. Hóa giải bằng cách tạo khoảng sân vườn, tiểu cảnh hoặc gương lồi phía trước.
- Xung bối sát: nhà bị đường đâm phía sau lưng. Hóa giải tương tư như nhà bị thương sát, nhưng tiến hành ở phía sau lưng nhà.
- Cắt cước sát: nhà quá gần xa lộ, cao tốc. Hóa giả với khoảng đệm trước nhà hoặc để trống 1 tầng (với nhà tầng).
- Liêm đao sát: nhà bị con đường hay dòng sông uốn lượn có phần phản cung hướng về phía nhà. Hóa giải bằng cách thêm cây xanh hoặc gương cầu lồi che chắn.
- Đao trảm sát: nhà bị con đường giống như đao chém tới. Cách hóa giải tương tự liêm đao sát.
- Độc âm sát: nhà gần nghĩa trang, bệnh viện, nhà tang lễ. Nên trồng cây tre, cây trúc để hấp thụ khí âm và nuôi chó, chim để tăng dương khí.
9. Nguyên Tắc “Nhất Vị Nhị Hướng”
Xem hướng nhà theo Bát Trạch là rất quan trọng, tuy nhiên vị trí của công trình mới là yếu tố được đặt hàng đầu.
Kinh nghiệm chọn vị trí nhà:
- Nhà ở thành thị nên ở vị trí đất nền cao, bằng phẳng để tránh từ túng.
- Nhà ở vùng núi thì chọn vị trí lòng chảo thấp trũng kín đáo, tránh gió thổi tạt ảnh hưởng sinh hoạt. Mảnh đất có “ngoại hình” đẹp: núi cao ở hướng Đông - đồi thấp hướng Nam - cây to hướng Bắc.
- Vị trí đất/nhà cần tránh “góc ao, đao đình”, nghĩa là không ở cạnh đình, chùa, miếu, đền hay lân cận góc nhọn của ao hồ.
101home.vn - Chuyên Trang Chia Sẻ Kiến Thức Bất Động Sản Được Yêu Thích
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét